XỬ LÍ NƯỚC THẢI TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Nước sạch được sử dụng cho đời sống sinh hoạt và trong các ngành công nghiệp cho nhiều mục đích khác nhau. Nước khi qua sử dụng được gọi là nước thải, các nguồn nước thải này phải được xử lý triệt để trước khi đưa vào tái sử dụng hoặc đưa ra môi trường. Đặc biệt là các nguồn nước thải trong công nghiệp.

Phần nước chủ yếu được sử dụng cho sản xuất là nước tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các công đoạn sản xuất như dùng để làm nguội các thiết bị, làm sạch sản phẩm… Phần nước thải ra từ các công đoạn này sẽ là nước thải công nghiệp, lượng nước này thường bằng 70 – 95% lượng nước cấp vào.

Định mức nước cấp và định mức nước thải

Khái niệm định mức được dùng để đánh giá nhu cầu cấp nước và lượng nước thải của từng ngành công nghiệp. Định mức nước được chia như sau:

– Định mức nước cấp là lượng nước cấp tính cho 1 đơn vị sản phẩm

– Định mức nước thải là lượng nước thải tính cho 1 đợn vị sản phẩm được đo bằng lit/kg sản phẩm hoặc m3/tấn sản phẩm

Giải pháp tiết kiệm lượng nước cấp

 Hệ thống cấp nước tuần hoàn khép kín: giảm thiểu lượng nước cấp

Hệ thống cấp nước tuần hoàn khép kín

Việc áp dụng hệ thống cấp nước tuần hoàn cho phép giảm nhu cầu nước sạch xuống 10 lần!

Nước tuần hoàn cần thỏa mãn yêu cầu về chất lượng theo quy chuẩn của từng mục đích, từng ngành sử dụng. Nước tuần hoàn chủ yếu là nước được sử dụng trong các thiết bị trao đổi nhiệt để lấy nhiệt.

Phân loại nước thải công nghiệp

Theo loại hình công nghiệp:

– Nước thải ngành công nghiệp phân bón

– Nước thải ngành công nghiệp chế biến

– Nước thải ngành công nghiệp luyện kim

 Theo chất gây ô nhiễm chính:

 – Nước thải công nghiệp vô cơ

– Nước thải công nghiệp hữu cơ

– Nước thải công nghiệp kim loại nặng…

 Đặc tính của nước thải công nghiệp 

– Chứa các chất gây ô nhiễm từ nguyên liệu rơi vãi, các hóa chất tham gia sản xuất.

– Chứa các chất tan, không tan, các chất vô cơ, hữu cơ, dầu mỡ…thậm chí là chất độc.

– Chất thải công nghiệp được đặc trưng bởi các thông số bao gồm: nhiệt độ, mùi vị, màu sắc…khối lượng chất ô nhiễm không tan, chất rắn lơ lửng, các chất nhớt trôi nổi như dầu, mỡ…

– Chứa các chất hữu cơ, Cacbon hữu cơ hòa tan, các độc tố…

Tiếp cận vấn đề xử lý nước thải công nghiệp

Hướng tiếp cận chính để giải quyết vấn đề nước thải công nghiệp hiện nay là thiết lập các hệ thống quản lý khép kín trong việc sử dụng và xử lý nước sau sử dụng. Hệ thống này cần hiểu là việc quản lý cho một nhà máy hoặc một khu vực tập chung.

Một hướng tích cực khác là thiết lập hệ thống sản xuất không nước thải với các yêu cầu như:

– Chế biến liên hợp nguyên liệu và vật liệu ban đầu

– Sử dụng công nghệ mới hạn chế hoặc không có sự tham gia của nước

– Hoàn thiện các quá trình công nghệ và thiết bị, sử dụng nguyên liệu không nước

– Xử lý triệt để nguồn nước thải để tái sử dụng.

Ngoài ra, phương pháp phòng ngừa, giảm lượng nước thải và chất gây ô nhiễm là phương pháp mang tính chủ động. Phương pháp này được thực hiện bằng các biện pháp sau:

– Thay thế các công đoạn ướt

– Tiết kiệm sử dụng nước, phân dòng nước thải sạch để tuần hoàn sử dụng lại

– Phân luồng các dòng thả có nồng độ chất ô nhiễm cao để xử lý riêng

Một số dòng máy bơm nước thải các bạn có thể tham khảo: máy bơm nước thải Lepono, Daphovina, Mastra, Ebara…

1.1.1.1

11