VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN

VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN VẺ ĐẸP KỲ VỸ

Vườn quốc gia Hoàng Liên – Lào Cai được thành lập năm 2002, trước đó có tên gọi là khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên. Đây là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam, nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000m so với mặt biển, trong đó có đỉnh Phan Xi Păng cao nhất Đông Dương (3.143m).

hoang-lien

Thị trấn Sa Pa nằm trong vùng đệm vườn quốc gia Hoàng Liên và từ lâu, thị trấn vùng cao này đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của Việt Nam.

Du khách đến Sa Pa có thể tiếp tục hành trình theo các tuyến du lịch đến các khu vực thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên như chinh phục đỉnh Phan Xi Păng, vượt đèo Ô Quy Hồ, khám phá văn hóa các dân tộc thiểu số sinh sống trong vùng đệm của vườn.

Nói đến Sapa người ta thường nghĩ ngay tới những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên mà tạo hóa đã ban tặng. Đi du lịch Sapa  ai cũng có một cảm nhận rất chung đó là nó mang vẻ đẹp thuần khiết của tự nhiên. Nó như một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc có sự hòa quyện với con người.sapa

Bạn đi du lịch Sapa có cảm giác như được hòa mình với thiên nhiên, gắn liền với Sapa người ta thường nhắc tới khu du lịch Hàm Rồng. Đứng trên đỉnh cao du khách có thể nhìn ngắm được nóc nhà của thế giới đỉnh Hoàng Liên Sơn sớm ngày bị mây mù bao phủ .Nhìn những đỉnh núi mờ ảo qua làn sương sớm hay bị nhuộm một màu vàng khi ánh  chiều tà buông xuống.Và cũng không thể  không nhắc tới một khu rừng tuyệt đẹp là vườn quốc gia núi Hoàng Liên Sơn được đánh giá là một trong những trung tâm sinh vật đa dạng nhất Việt Nam.Với không khí trong lành nhờ hệ sinh thái rừng,du khách đến Sapa sẽ được thoải mái khám phá và nhìn ngắm những loài động thực vật ở đây.

Tuy nhiên trong cơ chế “bung ra”, nhà nhà làm du lịch, một thời gian dài trước 2002, Khu bảo tồn thiên nhiên trở thành điểm khám phá, tham quan của khách du lịch thập phương. Khách ngoài tỉnh và nước ngoài tự thuê người địa phương mở đường dẫn lối, mặc sức cắt ngang, xẻ dọc đến những điểm mình muốn, tới đâu hạ trại đun nấu, ngủ luôn tại đó.

Chính vì vậy, khu bảo tồn thiên nhiên đứng trước nguy cơ trở thành bãi rác với những túi ni lon, hộp nhựa… chưa nói đến cây cối, thảm thực vật bị chặt phá bừa bãi.

Phải đến năm 2002 trở lại đây Khu bảo tồn thiên nhiên này mới được chính thức công nhận Vườn quốc gia Hoàng Liên – Lào Cai và Vườn di sản ASEAN 2006.

Theo đó, công tác kiểm tra quản lý từng bước được thực hiện quy củ, phân chia thành các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có sự tham gia vào cuộc của “bốn nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà du lịch, và nhà nông, trong đó 11.875ha/29.000 ha thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt, 17.900ha thuộc phân khu phục hồi sinh thái, còn lại là phân khu dịch vụ hành chính chiếm 70ha.

Tại đây, du khách muốn tham quan du lịch phải đi theo tuyến, có hướng dẫn viên là cán bộ Vườn phối hợp với Phòng Văn hoá du lịch hướng dẫn, quản lý.

Thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn – Lào Cai được đặc trưng bởi 7 kiểu thảm thực vật chính: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới với 2 phân kiểu là rừng kín thường xanh mưa ẩm cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp (kiểu rừng này hội đủ các trạng thái rừng tạo thành vành đai rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới chạy từ ranh giới khu vực nghiên cứu, dọc biên giới với Than Uyên – Văn Bàn, Mù Cang Chải – Văn Bàn đến tận Lang Cúng) và rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp (phân bố ở sườn đỉnh các dông núi có độ cao 1000-1600m, có độ tán che trung bình 0,6-0,8); kiểu rừng kính thường xanh, ẩm ôn đới núi vừa, với 2 phân kiểu là rừng kín thường xanh, ẩm cây lá kim ôn đới núi (kiểu rừng này chiếm diện tích nhỏ, nằm đỉnh dông ranh giới giữa Sa Pa, Than Uyên với Văn Bàn ở độ cao 1700-2500m. Với cấu trúc khá đơn giản, kiểu rừng này không có tầng vượt tán – A1), rừng kín thường xanh cây lá rộng, lá kim ẩm ôn đới núi vừa (phân bố ở đỉnh và sườn đỉnh các dông núi có độ cao 1600-2400m như đỉnh núi Nam Khang Ho Tao (2835m), đỉnh Sinh Cha Pao (2833m) ở phía Bắc xã Nậm Xé và khu vực Phu Mang Pang và đỉnh Lang Cúng (2913m), cấu trúc của rừng đơn giản chỉ có 2 tầng tán); quần hệ lạnh vùng cao (rừng kín thường xanh trên núi cao và lạnh); trảng cây bụi thứ sinh; trảng có thứ sinh; thảm nhân tác.

Sự tác động của các nhân tố con người và chịu sự chi phối của địa lý và lịch sử các kiểu thảm thực vật làm phong phú thêm nhiều ưu hợp đặc trưng khác nhau. Đây cũng là cơ sở quan trọng để có chiến lược xây dựng các chương trình, quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng trong khu vực.