PÙ LUÔNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BAN TẶNG
Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm trong dải rừng Pù Luông – Cúc Phương rất nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Với tổng diện tích gần 18 nghìn ha rừng thực vật là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật quý hiếm đặc hữu mà không có ở nơi nào trên thế giới.
Khu Bảo tồn thiên nhiên này gồm các phần đất thuộc địa phận 9 xã của huyện Quan Hóa và 4 xã thuộc huyện Bá Thước (Thanh Hóa) nằm ở ranh giới giữa hai khu kiến tạo là khu sông Mã và sông Đà điểm cao nhất là núi Pù Luông. Vùng đệm lân cận là các thung lũng phẳng có sông phù sa và suối chảy qua nhiệt độ trung bình biến động trong khoảng 20°C – 25°C là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài.
Theo một nghiên cứu mới được công bố Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có một hệ thực vật rất giàu và có tính đa dạng cao. Trong đó 1.109 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc về 447 chi và 152 họ. Họ lớn nhất là Lan Orchidaceae với 160 loài; Rubiaceae (20 chi 46 loài); Fabaceae (21 chi 35 loài)… Nghiên cứu cũng cho thấy 10 loài hạt trần đều hiếm và 7 loài có tên trong sách đỏ của Việt Nam cần được bảo vệ nghiêm ngặt bởi chúng rất nhạy cảm với sự phá hủy môi trường. Các khu rừng tại Pù Luông cũng chứa đựng nguồn tài nguyên thực vật quan trọng có ý nghĩa kinh tế cao bao gồm các loài cây cho gỗ làm thuốc cây cảnh và cây ăn được.
Năm 1997 Viện điều tra Quy hoạch rừng đã ghi nhận được 59 loài thú 162 loài chim 28 loài bò sát và 13 loài lưỡng cư. Đặc biệt Voọc mông trắng ,Voọc quần đùi trắng, vượn đen ,khỉ ,bò tót,hổ… là những động vật quý hiếm mà trong đó một số đã bị tuyệt chủng hoặc đang có nguy cơ cao.
Vooc mông trắng
Đến với Pù Luông du khách sẽ được thưởng thức những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp những thửa ruộng bậc thang trồng lúa xanh tươi những thác nước những nhà sàn cổ những khu làng ven rừng và trên đỉnh núi mang dáng vẻ nguyên sơ những hang động với nhũ thạch nhiều hình thù lạ mắt rất đẹp. Bên cạnh đó nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Thái Mường… địa phương đã cuốn hút bao du khách tò mò tìm hiểu về người dân bản địa. Nơi đây cũng để lại những di tích lịch sử như Đồn Cổ Lũng Sân bay Pù Luông… một thời đã đi vào huyền thoại trong chiến dịch Điện Biên thuở trước.
Tất cả những gì đang có ở đây đã cho Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông một tiềm năng lớn về phát triển kinh tế và du lịch không chỉ ở địa phương mà còn trong toàn vùng. Tuy nhiên những tiềm năng này chưa được phát huy vì công tác bảo tồn đang gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt.
Giám đốc Khu Bảo tồn cho biết: Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã đáp ứng các yêu cầu nâng cấp lên Vườn quốc gia để xứng với tiềm năng thế mạnh của nó. Rừng có ý nghĩa vô cùng thiết thực với người dân xung quanh như ngăn lũ lụt và chống xói mòn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất cung cấp cây thuốc thực phẩm gỗ và các lâm sản khác. Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền giáo dục nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng chuẩn bị tốt các phương tiện phòng cháy chữa cháy sẵn sàng vào cuộc khi cần thiết.
Song song với những nhiệm vụ đó Ban Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên quan tâm thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học du lịch sinh thái… nhằm mở rộng sự hiểu biết của cộng đồng đối với vùng đất “quý giá” này đồng thời khai thác dần những lợi thế phát triển kinh tế du lịch kêu gọi đầu tư… “Dự án phát triển vùng đệm” nhằm phát triển kinh tế ổn định sản xuất đời sống nhân dân vùng lõi và vùng đệm các khu rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa gắn với bảo vệ phát triển sử dụng rừng bền vững. “Dự án bảo tồn Voọc mông trắng” đã hỗ trợ cho nhân dân xây dựng nhiều mô hình trồng cây lâm nghiệp cho năng suất cao tuyên truyền cho cộng đồng nâng cao nhận thức về bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Nhưng những nỗ lực của Ban Giám đốc Khu Bảo tồn và nhân dân nơi đây vẫn bị hạn chế nhiều bởi những nguyên nhân chính sau đây:
Hoạt động kinh tế chủ yếu và xung quanh Khu Bảo tồn là sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm chính của người dân nơi đây là lúa ngô sắn và các loại vật nuôi khác. Ngoài ra người dân nơi đây còn trồng hàng loạt các loại cây lấy gỗ và tre luồng phục vụ sinh hoạt và cải thiện đời sống. Tuy nhiên người dân nơi đây còn rất nghèo tình trạng thiếu lương thực trong khoảng 3 – 6 tháng vẫn xảy ra hàng năm nên việc khai thác tài nguyên rừng của cư dân ở đây là không thể tránh khỏi.
Diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn chiếm 5% toàn bộ khu bảo tồn.
Những thiệt hại do suy thoái và xâm lấn rừng tình trạng săn bắn buôn bán động vật hoang dã cháy rừng nạn khai thác đá và đào vàng… những năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo tồn ở đây. Mặc dù các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa đã tích cực thực hiện những chương trình nhằm phát huy thế mạnh của Khu Bảo tồn